"Lớn lên em theo mẹ tập thêu
Theo chị nhuộm chàm, in hoa trên váy mới”
Se lanh, dệt vải, tạo hình hoa văn bằng sáp ong trên vải là một trong những nét đẹp mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Mông. Cùng DeLaSol tìm hiểu về nghệ thuật vẽ sáp ong độc đáo này nhé!
1.Lịch sử vẽ sáp ong của người H'mông
Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải đã bắt nguồn từ xa xưa và được tiếp nối qua các các thế hệ cho đến tận ngày nay. Bởi phong tục sinh sống là tự cung tự cấp, người Hmong đã học được cách sử dụng sáp ong để vẽ lên vải, tạo nên họa tiết cho bộ quần áo.
2. Quy trình vẽ sáp ong lên vải
Để có thành quả là những tấm vải, bộ váy hay quần áo ưng ý thì đòi hỏi phụ nữ người Mông phải có kỹ thuật thật tỉ mỉ và sự kiên trì lên đến vài giờ với rất nhiều công đoạn cầu kỳ. Từ cây lanh, người H’Mông thu hoạch về phơi khô, tách lấy sợi, sau đó mắc vào khung cửi để dệt ra những tấm vải lanh. Để tạo hoa văn trên vải, họ dùng sáp ong để vẽ. Sáp ong có màu vàng và màu đen được nấu chảy, trộn đều tương ứng với độ đậm nhạt màu sắc, là nguyên liệu chính để chế tác những hoa văn trên trang phục.
Khi đã chuẩn bị được vải, sáp, họ bắt đầu bước vào công đoạn vẽ sáp. Khi vẽ, họ chấm bút vào sáp ong nóng, kẻ thật khéo những đường thẳng trên vải. Quá trình này đòi hỏi sáp phải chảy đều, không bị loang lổ cho đến hết rồi mới tiếp tục chấm tiếp. Để vẽ thành một chiếc váy in hoa văn đủ sắc thường phải làm cả tuần, cả tháng, thậm chí có khi vài tháng mới xong được một chiếc váy.
Tấm vải lanh dài 7m sẽ được chia đều thành 10 - 12 ô vuông. Đoạn hai đầu trên cạp váy và dưới đoạn nối thổ cẩm phải kẻ đường thẳng, rồi họ bắt đầu kẻ hình tam giác, hình trôn ốc, in thành hình đồng tiền, hình chữ thập, hình chân chim…
Sau khi vẽ xong, họ lại mang đi luộc, hấp cho lớp sáp bong ra, để lại lớp hoa văn xinh đẹp. Để tạo nên màu sắc tươi tắn hơn, người H’mông sẽ lấy chàm về nhuộm và mang phơi dưới nắng trong một khoảng thời gian nhất định tùy thuộc vào yếu tố thời tiết. Có thể thấy, để làm ra một sản phẩm như tranh, váy, áo, khăn từ vẽ sáp ong là cả quá trình vô cùng cầu kì với nhiều bước.
3.Tại sao người H’mong lại dùng sáp ong để vẽ họa tiết?
Sở dĩ người Mông dùng sáp ong để vẽ họa tiết, bởi khi công đoạn này đã hoàn thành, cả tấm vải sẽ được đem nhuộm chàm. Chỗ không có sáp ong sẽ được nhuộm thành màu chàm đen; còn chỗ có sáp ong, chàm không thấm vào được. Sau đó, người ta nấu chảy sáp ong đi, những hoa văn được vẽ bằng sáp ong trên vải sẽ trở thành màu trắng xanh, làm nổi bật trang phục.
4.Giá trị văn hóa cổ truyền đặc sắc
Là tập tục từ xa xưa, nghệ thuật vẽ sáp ong vẫn được những người phụ nữ dân tộc H’Mông gìn giữ, đó là một minh chứng về giá trị thẩm mỹ một dân tộc giàu truyền thống văn hóa nơi địa đầu Tổ quốc. Nếu có dịp đến với Sapa, hãy dành thời gian để tìm hiểu và khám phá nét đẹp mang đậm bản sắc cổ truyền này nhé!
Tọa lạc ngay trung tâm Thị trấn, DeLaSol Phat Linh Sapa là điểm nghỉ dưỡng lí tưởng để chuyến du lịch của bạn được trọn vẹn và thuận tiện hơn bao giờ hết . Liên hệ hotline hoặc fanpage để đặt phòng với thật nhiều ưu đãi.