Tây Bắc không chỉ là xứ sở ngàn mây kỳ vĩ, thơ mộng với những cánh rừng đại ngàn, những thửa ruộng bậc thang mênh mông bất tận, mà đây còn là kho trầm tích văn hóa dân gian được hình thành, lưu giữ và phát triển từ ngàn đời.
Không chỉ nằm trên những trang sử ghi chép, nền văn hóa Tây Bắc cũng vô cùng sống động bởi những lễ hội dân gian, trang phục dân tộc của người bản địa, nghệ thuật kiến trúc, hoa văn thổ cẩm… đều mang những nét đặc sắc rất riêng.
1. Trang phục truyền thống tinh tế
Mỗi dân tộc ở Tây Bắc đều có trang phục riêng, qua đó có thể nhận biết tộc người, nơi cư trú, tập quán, đời sống văn hóa của họ.
Trang phục người Mông
Trang phục dân tộc Si La
Đơn giản nhưng tinh tế là những gì người ta cảm nhận về bộ trang phục truyền thống của người Tày, những nét hoa văn rực rỡ nằm ở cạp váy người phụ nữ Mường, hay những chiếc khăn Piêu đội đầu cực nổi bật của dân tộc Thái… Tất cả tạo nên một bức tranh đa sắc màu mà du khách sẽ phải trầm trồ ấn tượng.
2. Chợ Phiên đặc sắc
Trong khi đô thị hóa phát triển, các cửa hàng tiện lợi và siêu thị đang dần thay thế cho chợ truyền thống thì chợ Phiên ở miền núi phía Bắc vẫn còn tồn tại như thuở nguyên sơ, vẫn tấp nập kẻ bán người mua mỗi độ tụ họp.
Chợ Phiên rực rỡ những tấm vải thổ cẩm
Được mở bán vào những ngày cố định, chợ Phiên không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu đủ các lứa tuổi, từ già đến trẻ cho đến thanh niên nam nữ… Các mặt hàng thổ cẩm được bày bán đa dạng, thêu tay tinh xảo. Những hàng ăn uống cũng tấp nập khách ghé thăm, mang đậm phong vị truyền thống nguyên bản không đâu sánh bằng.
Chợ Phiên tụ họp cuối tuần
3. Lễ cấp sắc kỳ lạ
Đây có thể coi là một nghi lễ quan trọng, công nhận sự trưởng thành đối với những người đàn ông dân tộc vùng cao, giúp họ nhận thức đúng đắn về nhân cách, đạo đức, trách nhiệm đối với gia đình và xã hội.
Theo đó, nghi lễ sẽ được thực hiện theo nhiều bài cúng, múa, điệu bộ phép thuật theo sách cấp sắc, các động tác nghi lễ theo chỉ dẫn của các thầy cúng.
Lễ Cấp Sắc người Dao Đỏ
Mỗi lễ cấp sắc được tiến hành vào những ngày cuối năm, vì đây là thời gian nhàn rỗi để các gia đình có thể chuẩn bị đầy đủ những các vật thiết yếu như lợn, thóc gạo, rượu, y phục thầy cúng...
4. Ẩm thực đa dạng
Bởi có nhiều dân tộc thiểu số khác nhau sinh sống, mỗi dân tộc đều có những món ăn truyền thống riêng, mang đậm sắc thái dân tộc mình, từ đó tạo nên nét phong phú trong văn hóa ẩm thực.
Ẩm thực Tây Bắc phong phú, đa dạng
Từ nguyên liệu cho đến cách chế biến, mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng riêng. Tuy nhiên một số món ăn thường được ưa chuộng nhiều ở các dân tộc có thể kế đến như thắng cố, mắc khén, pa pỉnh tộp.. đều có hương vị đặc sắc và hấp dẫn khẩu vị người thưởng thức.
5. Các nghề thủ công truyền thống
Những nghề thủ công truyền thống được lưu giữ từ đời này sang đời khác, chưa đựng tinh hoa văn hóa từng đồng bào. Do điều kiện về tự nhiên, địa hình cùng sự phát triển, thay đổi khác nhau nên tạo ra sự đa dạng trong sản xuất, ngành nghề,...
Nghề thêu thổ cẩm truyền thống
Chẳng hạn thổ cẩm của người Thái khác thổ cẩm của người Tày, người Mường; nghệ thuật thêu người Mông in sáp ong không giống người Dao…Tất cả tạo nên một bức tranh toàn cảnh đa màu sắc.
Nghề thêu thổ cẩm vẽ sáp ong
Văn hóa Sapa như một câu chuyện dài về vùng đất và con người nơi đây. Mỗi khía cạnh đều là những nét đẹp đặc trưng, chứa đựng giá trị lịch sử từng dân tộc và được bảo tồn, gìn giữ qua bao nhiêu thế hệ.
Ghé thăm Sapa những ngày cuối Thu, bạn sẽ được cảm nhận rõ nét hơn về vẻ đẹp độc đáo của nền văn hóa đặc sắc này. Dừng chân nghỉ dưỡng tại DeLaSol Phat Linh Sapa để trải nghiệm của bạn trở nên tuyệt vời hơn nhé. Liên hệ hotline 02143888366 | 0819339229 hoặc fanpage để được tư vấn và đặt phòng với nhiều ưu đãi hấp dẫn