Từ tháng 9 đến tháng 10 hằng năm, khi các thửa ruộng bậc thang được nhuộm vàng bởi màu lúa chín, cũng là lúc đồng bào Tây Bắc rộn ràng tổ chức Lễ mừng cơm mới để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt,... Chỉ kéo dài khoảng ba tuần trước khi mùa gặt tháng mười bắt đầu, nhưng đây lại là một nghi lễ nông nghiệp độc đáo trong đời sống văn hóa và tín ngưỡng của mỗi người dân. Hãy cùng DeLaSol tìm hiểu về lễ hội truyền thống này tại qua bài viết dưới đây nhé!
1. Nguồn gốc của Lễ hội Tết cơm mới
Lễ mừng cơm mới hay còn gọi là Tết cơm mới, là một là nghi lễ nông nghiệp hàm chứa giá trị văn hóa độc đáo về tín ngưỡng, tâm linh, thể hiện sự tôn vinh cây lúa - cây nông nghiệp quan trọng trong đời sống sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng dân tộc nơi đây.
2. Ý nghĩ Lễ hội Tết cơm mới
Lễ Cúng Cơm Mới đầu tiên là để ăn mừng một vụ mùa bội thu, ăn mừng lúa thóc đầy bồ. Ngoài ra, đây cũng là dịp để người dân cúng thần, cúng hồn lúa, cúng tổ tiên, gửi gắm những mong cầu về sức khỏe cho gia đình, mưa thuận gió hòa cho một mùa vụ tươi tốt và những điều may mắn đến với dân bản. Đặc biệt, đây còn là dịp để người dân trong bản quây quần lại để vui chơi, tiếng cồng chiêng nổi lên, nhảy múa ca hát suốt ngày đêm. Đối với những năm thời tiết thuận lợi, cả bản đều bội thu thì lễ hội này sẽ kéo dài hơn, từ nhà này qua nhà khác.
3. Thời gian và địa điểm tổ chức Tết cơm mới Sapa
Lễ hội Tết cơm mới diễn ra trên khắp các làng bản của núi rừng Tây Bắc, thường vào tầm đầu mùa gặt tháng 10. Thời gian diễn ra Lễ sẽ được kéo dài tầm vài ba tuần với nhiều nghi thức, hoạt động thú vị khác nhau.
Trong những ngày tổ chức Lễ, bà con khắp làng bản sẽ tụ tập, quây quần bên nhau và nhảy những điệu múa vui tươi hòa cùng tiếng khèn, tiếng chiêng sôi động. Đây cũng là dịp để mọi người cùng nhau gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm sản xuất hay đơn giản là được nghỉ ngơi sau một mùa làm việc hăng say, vất vả.
4. Những nét đặc sắc của Tết cơm mới Sapa
Nghi thức rước “hồn lúa”
Nghi lễ quan trọng nhất của Lễ hội cơm mới chính là “đón hồn lúa mới”. Ngày gia đình ăn Tết cơm mới, toàn bộ gạo thóc cũ đều đem cất đi, nhà cửa dọn dẹp sạch sẽ với ý nghĩ để đón hồn lúa mới về nhà, thay thế mùa vụ cũ. Mỗi dân tộc sẽ có những nghi thức khác nhau để tiền hành rước “ hồn lúa”:
- Theo tục người Xá Phó, vào ngày tổ chức Lễ sẽ cử một người phụ nữ đại diện trong gia đình dậy thật sớm, mặc quần áo mới và đi ra nương cắt lúa mà không nói với ai, tránh gặp người làng trên đường đi, mọi việc sẽ diễn ra một cách kín đáo nhất. Khi cắt lúa phải quay mặt về hướng Đông, ngày hôm sau mang lúa mới về giã gạo rồi nấu thành cơm, bày mâm cúng lên bàn thờ tổ tiên.
- Người Dao thường rước “hồn lúa” trước một ngày tổ chức Tết cơm mới. Khi Lễ diễn ra, người phụ nữ lớn tuổi trong gia đình sẽ cùng con gái lên nương, hái vòng quanh nương mỗi góc một bông hoa. Sau đó đứng ngược hướng nắng và buộc hoa vào một cây cọc cắm giữa nương, tượng trưng cho việc giữ “hồn lúa”. Cuối cùng là gặt lúa xung quanh cọc, mang về cho con gái giã cốm.
- Với người Tày, Giáy thì chủ nhà sẽ đi thăm đồng trước khi làm Lễ và thu hoạch lượng lúa nếp tốt nhất tùy theo số lượng người trong gia đình để làm cốm, thường dao động khoảng 20kg gạo cốm.
Nghi thức bày mâm lễ
Mỗi dân tộc sẽ có cách bày mâm lễ cúng khác nhau với những mong muốn riêng biệt. Nếu người Dao bày mâm nhằm mời các vị thần nhà, thần nông và thổ địa để tạ ơn và cầu phước an lành, thì người Xá Phó thường bày hai mâm lễ, một ở mép cửa để cúng ma nhà, một ở ngoài sân để cúng trời,đất. Sự đa dạng trong phong cách thực hiện nghi lễ góp phần tạo nên nét truyền thống văn hóa miền Tây Bắc thêm đặc sắc, thú vị.
Sự đa dạng trong cách thức thực hiện lễ cúng mừng cơm mới không chỉ thể hiện nét độc đáo trong văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc vùng cao, mà còn góp phần xây dựng một bức tranh văn hóa nhiều màu sắc của đại ngàn Tây Bắc.
Hiện nay, Lễ hội Tết cơm mới đã được xã Tả Van (Sapa) nâng lên thành Lễ hội Cốm của vùng và thu hút đông đảo khách du lịch ghé thăm. Nếu có dịp đến với miền sơn cước Tây Bắc, hãy thử ghé thăm và tìm hiểu nét văn hóa độc đáo này, chắc chắn sẽ mang đến trải nghiệm mới lạ cho chuyến hành trình của bạn!
Tọa lạc ngay tại trung tâm thị trấn, DeLaSol Phat Linh Sapa hứa hẹn là điểm nghỉ dưỡng lí tưởng để bạn thoải mái vu vu và tận hưởng vẻ đẹp say lòng của thành phố mây ngàn Sapa. Liên hệ hotline hoặc fanpage để đặt phòng với thật nhiều ưu đãi hấp dẫn nhé!